
Người cao tuổi sức đề kháng yếu, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm hơn trước. Chính vì vậy, thường dẫn tới nhiều chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu của bệnh gây ra là: thường cảm thấy mệt mỏi; ăn uống không ngon miệng cùng với những triệu chứng khó chịu như đầu hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, táo bón…
Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, điều trị và cách phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá này như thế nào? Hãy theo chân th365.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiêu hoá ở người cao tuổi
Các dạng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng và men tiêu hóa của hệ đường ruột cũng bị suy giảm một cách đáng kể do đó người già thường dễ bị sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân không thành khuôn đặc biệt là khi ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ hoặc nhiều đạm. Vì vậy, họ thường ngại ăn những món ăn bổ dưỡng và chứa nhiều đạm.
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở người già. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón cho người cao tuổi nhưng có một số lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút; do ít vận động. Đặc biệt là do trong chế độ ăn uống của họ ít rau quả, thêm vào đó lại uống khá ít nước.
Người già sức khỏe yếu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn cộng với sự sat sút về trí tuệ làm cho việc táo bón kéo dài gây ra nhiều bất tiện cho bản thân người bệnh và người nhà. Tinh thần không tốt, căng thẳng cũng làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân dẫn gây ra rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa bị suy thoái theo thời gian
Theo thời gian, hệ tiêu hóa bị suy thoái với biểu hiện suy giảm chức năng cơ học của hệ tiêu hóa như: Răng yếu không nhai kỹ được thức ăn; nhu động thực quản yếu dễ bị nghẹn khi ăn thức ăn khô cứng; nhu động của dạ dày; ruột giảm khiến việc nhào trộn; vận chuyển thức ăn bị chậm khiến người cao tuổi có cảm giác chướng bụng; no lâu, dẫn tới người bệnh thường cảm thấy ít đói, chán ăn, đôi khi còn bỏ bữa.
Chức năng tiết các dịch tiêu hóa cũng bị giảm sút theo thời gian: nước bọt, dịch vị, dịch mật, dịch ruột… đều bị giảm về cả số lượng và chất lượng nên khả năng tiêu hóa thức ăn kém đi. Bên cạnh đó, các lớp niêm mạc đường tiêu hóa cũng suy giảm do tuổi tác; các mạch máu tưới các cơ quan tiêu hóa bị xơ vữa. Chính vì vậy, làm cho lượng máu tới các cơ quan này giảm sút, dẫn đến việc hấp thu các chất rất kém.
Ảnh hưởng của bệnh lý đường tiêu hóa và các cơ quan khác
Chức năng của các cơ quan khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hấp thu và nhu động ruột như hệ thần kinh, hệ nội tiết. Đặc biệt là tuyến giáp cũng đều bị giảm chức năng ở người cao tuổi, tất cả đều khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Người cao tuổi ngoài việc có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa cũng thường có nhiều bệnh mạn tính khác kèm theo như: xơ gan; viêm tụy mạt; suy tim; bệnh phổi mạn tính. Ngoài ra, các bệnh lý ngay tại đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh về dạ dày – tá tràng, u thực quản, polyp đại tràng. Làm cho người bệnh lúc nào cũng thấy đau đớn, ăn không tiêu, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, cảm thấy mệt mỏi.
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào để đạt hiệu quả?
Tránh bỏ bữa và xây dựng chế độ ăn hợp lý
Ăn uống đúng bữa
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Khi ăn cần lưu ý hạn chế mỡ động vật; không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu. Người cao tuổi nên dùng những thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp đủ chất lại vừa dễ tiêu như quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, hạt vừng, lạc. Người cao tuổi có thể ăn những loại quả như đu đủ, chuối, cam vắt nước vừa dễ nhai nuốt vừa cung cấp đủ các loại vitamin và các chất điện giải; một số chất đạm dễ tiêu phù hợp là tôm cá, thịt lợn…
Nguyên tắc chế biến thức ăn
Chế biến đồ ăn dành cho người cao tuổi để ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chế biến kĩ thức ăn để đảm bảo vệ sinh và độ chín cần thiết
- Không nên ăn những thức ăn chế biến dưới dạng tái, gỏi. Bởi vì những loại thức ăn này rất dễ gây chướng bụng đầy hơi
- Không nên ăn dồn ép mà nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, đảm bảo đều đặn hàng ngày theo qui tắc “ngon không ăn thêm, chán không bỏ bữa”
- Khi ăn người cao tuổi nên tập trung, tránh vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa nói chuyện… làm phân tâm, dễ gây sặc, nghẹn
- Tránh ăn những thức ăn lạ mà cơ thể chưa quen
- Thức ăn luôn đảm bảo nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng
- Tốt nhất là không uống rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác
Xây dựng chế độ tập luyện và vận động cơ thể kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ vận động
- Mỗi ngày nên kết hợp đi bộ nhẹ nhàng, xoa bóp các cơ, xoa bóp vùng bụng…
- Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân, lên xuống cầu thang thấp. Không nên ngồi một chỗ trong nhiều giờ
- Nếu có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì có thể đi bộ nhanh hơn, chạy nhẹ nhàng, chơi cầu lông, bơi lội…
Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa. Nên chia thành từ 2 – 3 lần tập, không tập một lúc liền 60 phút.
Lưu ý về chế độ nghỉ ngơi
Một lưu ý nữa rất quan trọng là giấc ngủ ở người cao tuổi thường khó vào giấc, khi ngủ dễ trằn trọc, tỉnh ngủ bởi tiếng động… Nên cần phải:
- Tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ
- Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ hàng ngày. Tránh việc thức khuya dậy sớm không cần thiết
- Khi đi ngủ cần thay quần áo thoải mái, rộng rãi. Tránh đọc sách, xem ti vi ngay trước khi đi ngủ để có thể có giấc ngủ tốt nhất
Nên duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái
- Tránh việc suốt ngày ở nhà dọn dẹp, xem ti vi, nằm nhiều
- Cần ra ngoài gặp gỡ, giao lưu, tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người cao tuổi
- Đi tham quan du lịch nếu có điều kiện
Nên duy trì cuộc sống thật vui vẻ, thoải mái. Với các hình thức giải trí nhẹ nhàng như: nghe nhạc; tập luyện yoga; xem các chương trình hài; đọc sách báo hay nói chuyện với bạn bè. Giữ tinh thần luôn lạc quan, hưởng thụ những thú vui tuổi già cũng là điều rất quan trọng quyết định đến sức khỏe rất nhiều.
Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa
Nguồn: nhatnhat.com