
Tài sản thừa kế là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong mối quan hệ gia đình. Một số gia đình chỉ vì quyền thừa kế không hợp lý mà dẫn tới tranh chấp cãi vã thậm chí kiện tụng. Chính vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh không muốn tiết lộ điều này vì không muốn gây mẫu thuẫn. Họ luôn muốn đợi đến khi họ đã qua đời mới trao lại tài sản cho các cọn. Điều này thật ra có rất nhiều tai hại, nó có thể là nguyên nhân phá vỡ tình cảm gia đình.
Ví dụ bi hài nhất đó là cụ Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Chỉ vì sống quá lâu không chia thừa kế cho con cháu mà ai cũng muốn cụ chết đi. Thật ra điều này cũng có thể xảy ra trong đời thật. Thậm chí có rất nhiều vụ án hình sự, giết người xảy ra khi thừa kế không hợp ý. Đáng buồn hơn đó là người gây ra các mâu thuẫn này lại là anh em một nhà.
Chính vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên lập di chúc thừa kế khi còn minh mẫn, khỏe khoắn. Điều này nhằm hạn chế sự tranh chấp không đáng có. Hơn nữa nều có mâu thuẫn xảy ra bạn vẫn có thể điều hòa. Và tất nhiên không nên trao qua sớm sẽ dẫn tới sự ỷ lại. Có thể lập di chúc và các con sẽ thừa kế sau khi bạn mất đị
Đừng đợi đến lúc chết mới giao thừa kế
Có rất nhiều người tiết kiệm từng xu cho tuổi già và chờ tới trước lúc mất mới cho con thừa kế. Thế nhưng theo các chuyên gia không nên làm vậy. Tờ Wall Street Journal đã mời ba cố vấn tài chính thảo luận về những vấn đề này. Bao gồm Michael Garry, người sáng lập Yardley Wealth Management; chuyên gia phân tích tài chính ly hôn Jacqueline B. Roessler và Tony Walker, một chuyên gia lập kế hoạch nghỉ hưu.
Chuyên gia Michael Garry cho rằng, cha mẹ nên tiết kiệm tiền khi còn sống. Không nên tiết kiệm nhiều hơn mức cần thiết để đảm bảo tài chính cho mình. Hãy giúp con, thậm chí cháu, vào thời điểm chính xác mà họ cần tiền nhất; chứ không phải dựa vào ngày mất ngẫu nhiên. Mức độ cho bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng mà bạn có.
Chuyên gia phân tích tài chính ly hôn Roessler cho rằng, việc cho lúc nào phụ còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của bên cho, cũng như bên nhận. Nhưng trước tiên, cần đảm bảo có đủ nguồn lực để trang trải các nhu cầu tài chính của bản thân. Bao gồm bất kỳ chi phí chăm sóc dài hạn.
Bao bọc thái quá của cha mẹ làm hại con
Chuyên gia lập kế hoạch nghỉ hưu Walker nhận thấy có quá nhiều người tiết kiệm từng xu. Thay vì tiêu tiền của họ lúc còn sống. “Có một thực tế đang diễn ra trong các khách hàng của tôi khi tôi nghiên cứu về chủ đề tiết kiệm quá nhiều cho tương lai; đó là rất nhiều người có mối lo không biết con cái có trách nhiệm với số tiền họ tặng không. Chỉ có một cách để tìm ra, là ném khúc xương ngay bây giờ để xem con cái xử lý thế nào”, Walker nói.
Đại dịch đang dần khiến một số người thay đổi. Tại Mỹ, những người trung niên có nhiều cổ phiếu và bất động sản đã tăng trong năm qua. Ngược lại tình hình tài chính của người trẻ đang ảm đạm. Đại dịch cũng khiến họ nhận ra cuộc sống vô thường. Một số khách hàng của Roessler đang có mong muốn giúp đỡ con họ sớm hơn kế hoạch trước đây.
Lên kế hoạc trước cho tài sản của mình
Theo Walker, để ngăn con cái ỷ lại thì trước khi bắt đầu tặng thừa kế phải nói chuyện thẳng thắn về tài chính của họ với con cái. Không cần phải công khai tất cả số tiền bạn có. Tuy nhiên cần phải thẳng thắn với con cái về cách các khoản đang hoạt động thế nào. Chuyên gia Garry cũng nói; việc tránh “trở thành ngân hàng” sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu đứa trẻ biết món quà dành cho có một mục đích cụ thể. Chẳng hạn như thanh toán bảo hiểm y tế của chúng. Hoặc khoản vay sinh viên hoặc để đặt cọc vào một bất động sản. Theo Roessler, một số sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi quyết định chuyển của cải cho con cái; đó chính là cho chúng nhiều hơn khả năng.
Còn theo Garry thì nhược điểm lớn nhất khi tặng quà cho con là không nói gì. Garry vẫn nhớ một khách hàng, trước khi đến gặp ông đã có mối quan hệ căng thẳng với con trai và con dâu. Người cha đã tặng quà cho các con mỗi mùa Giáng sinh nhưng lại không thảo luận gì với con. Ngoài câu chúc “Giáng sinh vui vẻ” của bản thân. Sau 3-4 lần năm được nhận quà, hai con của ông mong đợi vẫn được quà trong các năm tiếp theo. Thế nhưng người cha thôi tặng mà cũng không nói gì. Mối quan hệ cha con trở nên căng thẳng. Chỉ đến khi họ biết cha không còn khả năng tài chính thì mối quan hệ được hàn gắn.
Nguồn: vnexpress.net