
Nvidia ra mắt siêu máy tính trí tuệ nhân tạo tại Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia (NERSC) ở California, được cho là nhanh nhất thế giới. Siêu máy tính này được đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn Saul Perlmutter. Nhiệm vụ ban đầu của nó là xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất thế giới sử dụng hơn 6.000 GPU Nvidia A100 Tensor Core trên bo mạch.
Theo báo cáo, siêu máy tính Perlmutter có thể cung cấp gần 4 exaFLOPS hiệu suất AI. Khiến nó trở thành “hệ thống nhanh nhất hành tinh sử dụng AI toán học. Dựa trên phép tính mixed-precision 16 và 32 bit”, theo Nvidia. Với sự ra đời của bộ lõi CPU thứ hai, hiệu suất của nó sẽ được củng cố hơn nữa như một phần của “giai đoạn thứ hai”. Cùng th365 tìm hiểu thông tin này nhé!
Siêu máy tính của Nvidia sẽ giúp tạo ra bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất
Sau khi hệ thống hoàn tất, nó dự kiến sẽ nằm trong năm siêu máy tính hàng đầu trong bảng xếp hạng Top 500. Đánh giá hiệu suất tổng thể bằng cách sử dụng điểm chuẩn Linpack Hiệu suất cao (HPL). Theo Nvidia, hệ thống Perlmutter hoạt động dựa vào sự đóng góp của hơn 7.000 nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, hàng chục ứng dụng cũng đã sẵn sàng “có mặt” trong dự án này. Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển thiên văn học và khoa học khí hậu.
“Trong một dự án, siêu máy tính sẽ giúp tạo ra bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất có thể nhìn thấy được cho đến nay. Nó sẽ xử lý dữ liệu từ Thiết bị Quang phổ năng lượng tối (DESI). Một loại máy ảnh vũ trụ có thể chụp tới 5.000 thiên hà trong một lần phơi sáng”. Dion Harris, Trưởng nhóm Tiếp thị Sản phẩm Nvidia HPC&AI, giải thích.
Siêu máy tính Perlmutter mới nhất có thể giúp giải quyết một số câu hỏi quan trọng nhất của vật lý thiên văn khi nó giúp hoàn thành nhiệm vụ trong vài ngày mà thông thường sẽ mất hàng tháng.
Theo Engadget, Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia Mỹ đã tập trung các nỗ lực nâng cấp cho Perlmutter – một trong những siêu máy tính nhanh nhất dành cho AI và nó sẽ bắt đầu công việc bằng cách giúp xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước đến nay để nghiên cứu năng lượng tối – một dạng năng lượng chưa biết rõ chiếm phần lớn vũ trụ và có khuynh hướng tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ.
Perlmutter sẽ xử lý dữ liệu từ Dụng cụ Quang phổ Năng lượng Tối
Perlmutter sẽ xử lý dữ liệu từ Dụng cụ Quang phổ Năng lượng Tối (DESI) để hướng dẫn các quan sát. Nó có thể xử lý hàng tá lần phơi sáng thiên hà. Từ một nghiên cứu trong một đêm nhất định để xác định nơi DESI nhắm tới tiếp theo.
Ghi chú từ AMD cho biết, phiên bản đầu tiên của Perlmutter bao gồm 1.536 nút. Mỗi nút có một bộ xử lý 64 lõi Epyc 7763 và bốn GPU NVIDIA A100. Kết quả là hệ thống này cung cấp hiệu suất gần 4 exaflop (cộng với 35 petabyte dung lượng lưu trữ). Khi xử lý các tác vụ AI và giảm đáng kể thời gian tính toán. Theo tuyên bố của Nvidia, Perlmutter có thể xử lý thông tin DESI trị giá của một năm trong “một vài ngày” thay vì vài tuần hoặc vài tháng.
Ở phiên bản thứ hai vào cuối năm 2021, Perlmutter sẽ được bổ sung 3.072 nút chỉ dành cho CPU. Trong đó mỗi nút đều có 2 chip Epyc 7763. Bản đồ vũ trụ 3D không phải là dự án duy nhất. Mà các nhà phát triển siêu máy tính Perlmutter hướng đến khi họ muốn. Nó sẽ được sử dụng để nghiên cứu các tương tác nguyên tử; nhằm thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch như nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, bản đồ vũ trụ 3D vẫn là sản phẩm đầy tham vọng của công ty. Giúp minh họa các siêu máy tính đã tiến xa như thế nào trong việc giải quyết công việc quy mô lớn.
Nguồn: thanhnien.vn