
Khi thời tiết thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, người lớn tuổi hay trở bệnh, đặc biệt các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Trong đó phải kể đến bệnh viêm phổi, đây là dạng bệnh thường gặp nhất. Bệnh viêm phổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp phòng bệnh cho người lớn tuổi là điều cần thiết. Dưới đây là một vài chia sẻ của th365.net về bệnh viêm phổi, cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Khái niệm về viêm phổi
Viêm phổi hay viêm nhu mô phổi ở người già (bao gồm phế nang,túi phế nang,ống phế nang,tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận) được đặc trưng bởi hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ phế nang. Hội chứng đông đặc phổi là một quá trình bệnh lý trong đó phế nang chứa đầy dịch rỉ viêm, vi khuẩn và các tế bào bạch cầu, trên phim chụp X- quang xuất hiện các đốm mờ đục trên nền phổi.
Viêm phổi là một trong số những bệnh nhiễm trùng hay gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, mọi lứa tuổi. Mặc dù ở trẻ em và người cao tuổi triệu chứng viêm phổi lâm sàng thường nặng hơn.
Phân loại
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, viêm phổi thường được chia làm 2 loại : viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện. Trong từng loại lại được chia thành 2 đối tượng là người lớn và trẻ em. Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong thực hành điều trị.
Triệu chứng viêm phổi ở người lớn tuổi
Dấu hiệu của viêm phổi ở NCT rất khác so với người trẻ. Nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là những người tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường.
Ho là triệu chứng hay gặp nhất. Đặc biệt là ở những NCT có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Ho có đờm lỏng hoặc đặc quánh; một số trường hợp có dính ít máu; nhưng cũng có trường hợp không ho. Ngoài ra còn tức ngực và khó thở nhẹ. Hay điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước (môi khô, lưỡi trắng, má hóp, da nhăn nheo).
Chẩn đoán chính xác cần chụp X-quang phổi và nuôi cấy đàm, chất nhầy phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh, trên cơ sở đó, chọn kháng sinh thích hợp.
Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi
Đối với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Nguyên nhân gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Khác với viêm phổi ở trẻ em, nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân không phải vi khuẩn.
Viêm phổi ở người già chủ yếu là vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác. Thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng); Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn); Haemophilus influenzae; Moraxella catarrhalis; Chlamydia pneumoniae; Mycoplasma pneumoniae; Legionella pneumophila trực khuẩn Gram âm đường ruột…
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, virus như virus cúm thông thường,virus gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp (severe acute respiratory syndrome – SARS), virus cúm gia cầm, corona virus cũng đều có thể là nguyên nhân gây viêm phổi nặng.
Đối với viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là bệnh lý viêm phổi xuất hiện sau nhập viện 48h bao gồm cả các trường hợp viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. Trong bệnh viện, sau nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn máu thì phổi là cơ quan dễ bị nhiễm khuẩn nhất.
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện khác nhau giữa từng bệnh viện thậm chí là từng khoa trong cùng một bệnh viện. Những vi khuẩn chủ yếu gây viêm phổi mắc phải tại bệnh viện bao gồm: vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA; trực khuẩn Gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae; vi khuẩn Gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas aeruginosa; các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Gram âm và tụ cầu vàng. Ngoài ra viêm phổi cũng có thể do phế cầu và nguồn nước trong bệnh viện có thể cũng là nguyên nhân làm bùng phát nhiễm trùng do Legionella
Kết luận về một vài nguyên nhân gây viêm phổi
Đặc biệt, với viêm phổi người già có rất nhiều các yếu tố nguy cơ đặc thù góp phần làm cho người già trở thành đối tượng thường gặp của viêm phổi. Khác với trẻ em và người trẻ, chức năng của phổi còn tốt cũng như hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ở người già :
Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi yếu
Sự lão hóa của hệ thống miễn dịch làm cho người già không chống lại được sự tấn công của các vi khuẩn,virus gây bệnh.
Người lớn tuổi hay mắc nhiều bệnh lý mạn tính
Người già thường mắc nhiều bệnh lý mạn tính cả toàn thân và đường hô hấp như đái tháo đường; suy giảm miễn dịch; bệnh lý tim mạch; bệnh gan; thận mạn tính; viêm phế quản mạn, giãn phế quản…
Tác động của những yếu tố có hại
Nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia là các yếu tố thường gặp và là tác nhân thúc đẩy tình trạng viêm phổi ở người già. Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp viêm phổi đều có thể tìm được nguyên nhân. Có tới 50% trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Cả viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện đều được gây ra chủ yếu bởi các vi sinh vật, viêm phổi cũng dẫn đến rất nhiều các biến chứng về sức khỏe đặc biệt là ở người cao tuổi. Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh viêm phổi một cách hiệu quả? Dưới đây là các khuyến cáo của các bác sĩ để dự phòng viêm phổi cho người cao tuổi.
Biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Bởi vì đó là yếu tố nguy cơ rất thường gặp ở người già làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn ở phổi
- Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, thoáng mát. Nhằm loại bỏ các vi khuẩn,; virus gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn. Cần nên đeo khẩu trang hoặc các biện pháp bảo hộ khi tới môi trường độc hại, nhiều khói bụi
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch ở người cao tuổi
- Giữ gìn cơ thể theo tiêu chí ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay
- Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu khuẩn trên những người có chỉ định. Đặc biệt với những người có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65. Việc này giúp dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – là các bệnh thường gặp của người già
Nguồn: thaythuocvietnam.vn