
Câu chuyện doping đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta khi theo giỏi các giải đấu liên quan đến sức mạnh thể chất, thể hình. Bởi lẽ những chất cấm liên quan đến doping có thể cố tình sử dụng hoặc vô tình mà không hề hay biết. Sau khi thi đấu xong nếu thấy có biểu hiện khác thường người ta sẽ cho kiểm tra doping. Nếu vận động viên dính doping thì thành tích sẽ không được công nhận và còn có thể bị cấm ở một số giải. Mới đấy 2 vận động viên có thành tích tốt và có tỉ lệ lớn có suất tham dự olympic đã bị kiểm tra doping và dương tính với nó. Tuy nhiên việc bị cấm hay không còn phải chờ vào quyết định của ban tổ chức vào tháng 6 tới.
Cử tạ Việt Nam nguy cơ mất trắng 2 suất Olympic vì án phạt doping
Doping là gì?
Doping là tên gọi chung của tất cả các chất kích thích bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao; bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Hiện nay, Doping có 3 dạng phổ biến là:
Doping máu: là việc vận động viên sử dụng các chất kích thích như ESP (Erythropoetin); NESP (Darbapoetin) nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh và tốc độ của cơ bắp.
Doping cơ: là quá trình sử dụng các chất kích thích tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp như Hormone peptip; EPO, Trimetazidine.
Doping thần kinh: là việc sử dụng những chất kích thích tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi của nơ-ron thần kinh cơ bắp đến não vì vậy hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.
Một số chất Doping phổ biến đáng kể đến như: chất kích thích (bromanta, caffein,..); các chất giảm đau (morphin, methadone,..) hay các chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu,.
Cử tạ Việt Nam đứng trước nguy cơ mất 2 suất Olympic vì doping
Thể thao Việt Nam hoàn toàn có khả năng mất trắng 2 suất Olympic của Hoàng Thị Duyên và Thạch Kim Tuấn khi Liên đoàn cử tạ Việt Nam đối mặt với việc bị nhận án phạt doping từ Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF).
Trên lý thuyết, cử tạ Việt Nam đang cầm chắc 2 suất dự Olympic. Hoàng Thị Duyên đang xếp hạng 5 hạng 59 kg nữ trên BXH thế giới và sẽ còn được cộng thêm điểm sau 2 tấm HCĐ ở giải vô địch châu Á 2021 diễn ra cuối tháng 4 vừa qua tại Uzbekistan. Theo quy định, 8 đô cử xếp hạng cao nhất ở mỗi nội dung sẽ có suất đến Thế vận hội Tokyo 2021.
Trong khi đó, Thạch Kim Tuấn đang xếp hạng 5 thế giới hạng cân 61 kg nam. Trong top 5 này lại có đến 2 VĐV của Trung Quốc. Theo quy định, mỗi quốc gia chỉ được phép có 1 đại diện ở mỗi hạng cân. Điều này đồng nghĩa với việc Kim Tuấn đang xếp thứ 4. Do vậy, đô cử 27 tuổi khó lòng văng khỏi top 8 đến Nhật Bản theo kế hoạch.
Doping, thứ có thể cướp mất những suất dự Olympic
Tuy nhiên, điều đáng nói là việc thể thao Việt Nam hoàn toàn có thể mất trắng 2 suất Olympic; khi Liên đoàn cử tạ VN chuẩn bị nhận án phạt doping từ IWF sau khi có 4 lực sĩ Việt Nam là Trịnh Văn Vinh (25 tuổi, 62 kg nam); Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Thị Thu Trang (17 tuổi, 45 kg nữ); Bùi Đình Sáng (18 tuổi, 61 kg nam) dương tính với chất cấm.
Theo quy định, bất kỳ quốc gia nào vi phạm doping từ 3 lần trở lên trong thời gian diễn ra vòng loại Olympic; bắt đầu vào tháng 11/2018, đều có thể bị cắt giảm suất Olympic; hoặc bị cấm tham dự đấu trường này.
Cử tạ Malaysia đã từng bị cấm thi đấu 1 năm vì 3 vận động viên dương tính với doping
Trước đó, Liên đoàn cử tạ Malaysia đã bị cấm thi đấu quốc tế trong 1 năm khi có 3 lực sĩ dính doping trong năm 2019. Liên đoàn cử tạ Thái Lan còn nhận án phạt 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng). Cấm thi đấu quốc tế đến 3 năm; khi nhiều đô cử của nước này không qua được kiểm tra của Cơ quan chống doping quốc tế (WADA).
Mới đây nhất; cơ quan khảo thí quốc tế (ITA) đã có hành động quyết liệt. Khi gửi yêu cầu IWF phải sớm đưa ra án phạt thích đáng cho cử tạ Việt Nam do các vi phạm về doping.
“Lẽ ra án phạt của IWF đã được đưa ra trong tháng 5 này; tuy nhiên hiện giải vô địch cử tạ trẻ thế giới vẫn đang diễn ra; nên có lẽ quyết định sẽ được đưa ra ngay đầu tháng 6. ITA đóng vai trò như bồi thẩm đoàn trong các quyết định xử phạt.
Kết quả sẽ có vào tháng 6
Động thái thúc giục của ITA với IWF cho thấy họ rất quan tâm đến án phạt với Liên đoàn cử tạ VN. Chúng tôi cũng rất sốt ruột vì điều này”; ông Đỗ Đình Kháng; cán bộ phụ trách đội tuyển cử tạ Việt Nam cho biết.
Nói về khả năng mất 2 suất Olympic của cử tạ nước nhà, ông Kháng nhận xét: “Chúng ta đối mặt với 2 khả năng, một là giảm chỉ còn đúng 1 suất Olympic; hoặc bị cấm thi đấu hoàn toàn ở Olympic. Trường hợp nào cũng có thể xảy ra. Chúng tôi chỉ hi vọng việc các lực sĩ Việt Nam dính doping một cách rải rác qua các năm; chứ không cùng một lúc nhiều trường hợp như những Liên đoàn cử tạ các nước khác từng bị phạt; sẽ là tình tiết giúp giảm nhẹ án phạt cho cử tạ Việt Nam”.
Nếu như cử tạ Việt Nam nhận án cấm thi đấu hoàn toàn tại Olympic thì sẽ là tổn thất rất lớn cho thể thao nước nhà. Bởi lẽ; Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên là những “hi vọng vàng” có thể giúp thể thao VN giành huy chương tại sân chơi Thế vận hội.
Qúa trình chuẩn bị cho SEA Games đang gặp nhiều khó khăn
Không chỉ phải thấp thỏm với án phạt của IWF; Liên đoàn cử tạ VN còn đang lo lắng khi quá trình chuẩn bị cho SEA Games của các lực sĩ nước nhà đang gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, hai nữ lực sĩ Vương Thị Huyền và Hoàng Thị Duyên hiện tại vẫn phải ở khu cách ly tập trung với điều kiện tập luyện hết sức hạn chế.
Trước đó do 1 trường hợp dương tính với Covid-19 trong lần lấy mẫu xét nghiệm lần 3; 204 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này được yêu cầu thực hiện cách ly thêm 21 ngày (trong đó có 2 tuyển thủ nữ kể trên) sau khi đã hoàn thành 20 ngày cách ly trước đó.
Trong khi đó; với việc thuộc diện F2 chỉ phải cách ly thêm 8 ngày; Thạch Kim Tuấn đã được trở về TP.HCM. Tuy nhiên lúc này; lực sĩ 27 tuổi cũng không thể có điều kiện tập luyện thuận lợi do TP.HCM đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trong tình hình dịch phức tạp
Nguồn: 24h.com.vn