
Mùa đông chính là thời điểm không khí lạnh tràn về. Khi ấy, nhiệt độ cùng độ ẩm sẽ thay đổi rất thất thường. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ. Bởi vậy, mùa đông tới cũng là khi các bậc làm cha mẹ cần đặc biệt thận trọng. Nắm được thông tin về các căn bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ, bạn đọc sẽ tìm được phương pháp hữu hiệu để phòng tránh cho con.
Hiểu được tâm lý lo lắng và sốt sắng này, hôm nay, th365.net sẽ mang tới một bài với nhiều điều thú vị. Mong rằng qua đây, các bậc phụ huynh nhà có trẻ nhỏ có thể hiểu được tượng tận và các căn bệnh mùa đông trẻ thường mắc phải cũng như tìm được cách bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho con em mình.
Bệnh cảm cúm ở trẻ
Biểu hiện bệnh
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải. Nhất là vào mùa đông, thời tiết lạnh giá. Triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ thường bị nhầm với cảm lạnh do thời tiết thông thường. Tuy nhiên các triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn. Sau 1 – 2 bị lây nhiễm, trẻ bị nhiễm virus cúm và mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt (>38 độ C).
- Nghẹt mũi, sổ mũi (dịch trong mũi có thể không màu, hoặc có màu vàng, màu xanh).
- Đau họng, ho.
- Nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, khó ngủ.
- Biếng ăn, nôn mửa, có thể bị tiêu chảy.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh trẻ em bị cúm, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên, tắm rửa sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn. Khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi nên dùng khăn giấy che và vứt bỏ. Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh và nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau dọn.
- Trong mùa cúm nên hạn chế đến những nơi đông người hoặc tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm mỗi năm.
Bệnh hen suyễn ở trẻ
Biểu hiện bệnh
Hen suyễn là một trong những bệnh lý mãn tính về đường hô hấp. Đặc trưng của bệnh là sẽ khiến trẻ có những cơn ho kéo dài và lặp lại liên tục. Ho quá nhiều sẽ khiến trẻ bị khó thở. Nếu không được hỗ trợ kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Cách phòng tránh
Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được nhưng có thể kiễm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt – học tập – vui chơi bình thường. Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần chú ý:
- Trẻ cần phải được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá.
- Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đầy đủ, tránh tình trạng bệnh thêm bệnh.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Biểu hiện bệnh
Các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan… rất dễ gặp vào mùa đông. Thông thường bé sẽ có triệu trứng ban đầu là sốt. Sau đó là ngạt mũi, chảy nước mũi, ho kèm theo đờm. Nếu không chữa trị bệnh sẽ trở thành mãn tính.
Cách phòng tránh
Để phòng bệnh cho trẻ, các mẹ hãy:
- Cho bé mặc đủ ấm và đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.
- Không để trẻ chơi ở những nơi có gió to, nhất là vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, long động vật.
- Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để bổ xung vitamin, tăng sức đề kháng.
Kết luận
Trên đây là những căn bệnh mùa đông dễ gặp nhất ở trẻ em và cách phòng tránh để các bậc phụ huynh tham khảo. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ trong mùa lạnh thì phụ huynh vẫn nên chú ý việc quan trọng nhất là giữ ấm cho các em cả trong nhà cũng như khi đi ra ngoài. Cho các trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ trong suốt cả mùa đông giá rét. Nếu trẻ chẳng may mắc bệnh thì phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tránh tự điều trị tại nhà khiến bệnh càng nặng thêm.
Nguồn: laodong.vn