
Bạn đã nghe đến bài thuốc từ cây cam thảo dây bao giờ chưa? Cách dùng của những bài thuốc này là gì? Từ lâu, cam thảo dây hay còn gọi là cây chi chi đã được sử dụng trong y học dân gian. Mọi bộ phận của cây cam thảo dây đều được các bác sĩ Đông Y dùng làm thuốc. Lá có vị ngọt, tính mát, không độc, theo y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo quan điểm của y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này có nhiều chức năng, đặc biệt là kháng viêm và kháng khuẩn. Tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Chia sẻ về bệnh viêm gan B
Cách đây khoảng 6 năm, một bệnh nhân (là người nhà của bạn tôi) gọi điện xin bài thuốc trị bệnh viêm gan B có vi rút. Hỏi thăm tôi được biết bác ấy ở vùng sâu vùng xa; không có điểu kiện về Hà Nội khám và điều trị thường xuyên.
Viêm gan có vi rút khá phổ biến, hầu hết chỉ phát hiện được bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. Đặc biệt vi rút viêm gan B và C có thể tiến triển thành bệnh mãn tính – nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh xơ gan và ung thư gan.
Theo bác ấy nói, bác sĩ phát hiện ra bệnh từ 2 tháng trước, đã điều trị được 2 tuần; hiện đã về nhà, nhưng tinh thần rất mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Ở quê lại không có kiến thức về bệnh này nên rất hoang mang; nên cần tôi là bác sĩ Đông y tư vấn – bởi bác nghe nói bệnh viêm gan B có vi rút nhiều người chữa trị bằng thuốc Đông y đã khỏi.
Cây cam thảo dây có thể trị bệnh
Tôi có động viên và tư vấn về bệnh và cách điều trị tại nhà cho bác. Thời điểm đó dược thảo Diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa) đang rộ lên như một thần dược; nên bác ấy hỏi có thể mua dùng cây đó không? Tôi khuyên bác đi tìm cây cam thảo dây loại leo, có hạt màu đỏ. Còn động viên bác ấy là ở miền núi có nhiều. Bác ấy cũng bảo cây đó không xa lạ.
Bẵng đi 3 tháng bác gọi điện lại, hân hoan báo tin bác ấy vừa về Bệnh viện Bạch Mai khám. Sau khi xét nghiệm, siêu âm…, bác sĩ kết luận hiện tại chức năng gan rất tốt, các chỉ số ổn định đặc biệt là không tìm thấy vi rút…
Bản thân bác ấy thấy người khác trước, da dẻ hồng hào, có sức lực hơn trước. Đúng là thuốc ngay trong vườn nhà mà không biết.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cam thảo dây
Thật ra thì sách vở không hề nhắc đến tác dụng của cây cam thảo dây với bệnh viêm gan vi rút; đây cũng là kinh nghiệm dân gian, là một phương thuốc bí truyền…, nay chia sẻ để bà con tham khảo và áp dụng:
– Thu hái thật nhiều cây cam thảo dây leo (loại leo, có hạt màu đỏ); lấy cả thân lá thái nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng hạ thổ rồi cất đi để dùng dần khi có bệnh.
– Khi dùng mỗi ngày lấy:
* 50-100g cam thảo dây
* 50-100g bồ công anh
Hai vị rửa sạch, cho vào nồi, đun với 4-5 bát nước tới khi còn lại 1-2 bát là được. Chia chỗ nước thuốc đó uống 2 -3 lần trong ngày, duy trì 1-2 tháng.
Theo Y học cổ truyền, cây cam thảo dây có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc ,thư can lợi mật lợi thấp ,tiêu thũng… Khi uống thảo dược nó sẽ đi vào cả 12 đường kinh; vào tất cả các tác tạng phủ trong cơ thể nên có thể giải độc và cân bằng chức năng toàn cơ thể tốt.
Tác dụng dược lý của cam thảo dây
Hạt cam thảo dây
- Abrin trong hạt Cam thảo dây là chất độc tương tự ricin trong cây Thầu dầu, gây buồn nôn, nôn ói dữ dội, tiêu chảy, sốt cao, chảy nước bọt, căng thẳng thần kinh, nặng hơn gây xuất huyết tiêu hóa, suy gan, liệt bàng quang, xuất huyết kết mạc và gây co giật.
- Hoạt tính chống khả năng sinh sản khi nghiên cứu dịch chiết xuất từ hạt của cây trên chuột, gây ra hiện tượng thoái hóa tinh hoàn.
- Hoạt tính ức chế u: Nhiều báo cáo về dịch chiết từ hạt còn tươi làm bất hoạt hoạt động phân bào trên tế bào lympho ở người.
- Hoạt tính chống dị ứng: các abruquinones A, B, D và F có hiệu quả chống dị ứng mạnh. Quá trình lành vết thương từ dịch chiết từ hạt cây có màu đỏ, đen.
Lá cam thảo dây
- Trong lá có hợp chất vị ngọt như asabrusoside và glycyrrhizin, vị ngọt hơn sucrose và có năng lượng calorie thấp hơn. Abrusoside A-D chứa abrusogenin như aglycone, gây ngọt gấp 30 – 100 lần đường sucrose (đường mía).
- Trong rễ và lá có thành phần saponin quan trọng là glycyrrhizin.
- Hoạt tính kháng viêm: Dịch chiết xuất từ lá cây Cam thảo dây có hiệu quả kháng viêm trên mô hình làm tai chuột bị tổn thương.
- Hoạt tính giãn phế quản: Dịch chiết methanol của lá có hiệu quả giãn phế quản. Chúng có ứng dụng trong y học cổ truyền về kiểm soát hen.
- Hoạt tính chống oxy hóa và chống tăng sinh: Do chứa nhiều flavonoids, giúp chống oxy hoá. Do đó, đây là chất tiềm năng để thử nghiệm điều trị các bệnh lý liên quan đến stress oxy hóa.
Lưu ý khi sử dụng
– Cây cam thảo dây chỉ dùng thân, lá. Tuyệt đối không dùng hạt màu đỏ vì sẽ có độc.
– Nếu có thêm vị bồ công anh nữa cũng rất tốt.
Ngoài ra cần kết hợp ăn uống với bài dược thiện sau:
– Gan lợn sạch 200g
– Cây cam thảo dây phần thân khô 100g
Hai thứ cho vào nồi hầm nhừ, rồi ăn gan và uống nước hầm. Mỗi tuần làm và ăn uống 1 -2 lần rất tốt.
– Kiêng cữ: kiêng hải sản và cá các loại , đồ tanh…
Nguồn: 24h.com.vn