
Một ông chồng lười có thể là một thảm họa cho người vợ. Nhưng ông chồng lười của bạn nếu xem xét kỹ nguyên nhân chính là do bạn tạo ra. Tại sao lại vậy? Nếu bạn để ý kỹ thì việc chồng của bạn trở nên lười biếng phần nhiều do cách cư xử của bạn. Bạn không bao giờ hài lòng khi anh ấy làm việc. Bạn luôn tạo áp lực hoàn hảo khi anh ấy giúp bạn làm việc nhà. Hoặc bạn chỉ biết cằn nhằn nhưng lại không có hành động gì. Tất cả nguyên nhân sâu xa của một ông chồng lười là do người vợ quá chiều chuộng.
Việc này về lâu dài có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống hôn nhân của bạn. Bạn không còn thời gian cho bản thân. Bạn lúc nào cũng căng thẳng và bận rộn trong khi chồng nằm chơi. Điều này sẽ dẫn tới sự cãi vã, mâu thuẫn, khiến hôn nhân của bạn trở nên bế tắc. Vậy phải làm sao để trị ông chồng lười của mình nếu lỡ bạn quá chiều chuộng anh ấy. Hãy đọc bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bệnh lười của chồng mình nhé.
Dấu hiệu cho thấy bạn có một ông chồng lười
Lúc nào anh ấy cũng rảnh rỗi
Nếu bạn thấy chồng luôn viện cớ mỗi khi được yêu cầu làm việc gì đó, thì bạn có một ông chồng rất lười biếng. Đặc biệt, nếu sự lười biếng đó đi kèm với những đặc điểm như ích kỷ, thất nghiệp… là tín hiệu đáng báo động, đòi hỏi người vợ phải quyết liệt.
Ỷ lại cho vợ
Nếu chồng lúc nào cũng đòi hỏi bạn phải quan tâm, chăm sóc anh ấy thì bạn đang có một anh chồng trẻ con. Những người này lười biếng với trách nhiệm gia đình và có thói quen ỷ lại vào vợ. Anh ta có thể bận rộn với việc lướt điện thoại, chơi game nhưng chỉ cần bạn nhờ chồng làm việc, anh ta tỏ ra cáu kỉnh. Thậm chí đôi khi còn tranh cãi với bạn chỉ vì việc nhỏ gì đó. Và chính điều này khiến bạn có tâm lý “thà tự làm cho đỡ đau đầu”.
Luôn cố gắng tỏ ra vụng về
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy hối tiếc vì đã giao việc nhà cho chồng; thì đó là dấu hiệu bạn đang phải đối mặt với một người chồng ích kỷ. Anh ấy chỉ biết ngụy trang cho sự lười biếng của mình bằng sự vụng về. Ví dụ anh ấy bày biện bừa bãi cả gian bếp sau khi bạn nhờ anh ấy nấu bữa sáng cho các con. Sau đó, bạn phải dọn dẹp. Phương châm của người chồng này là: Làm mọi thứ thảm hại đến nỗi vợ không dám nhờ lần thứ hai.
Luôn có lý do bao biện cho việc lười nhác
Nếu chồng luôn tâng bốc bạn bằng câu nói: “Anh không thể làm việc đó tốt bằng em”. Hay thậm chí là đôi khi hoặc thường xuyên trốn tránh không làm bất kỳ công việc nào được giao với lý do tương tự. Đây chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy anh ấy đang dùng lời ngon ngọt để che giấu sự lười của mình.
Cách trị ông chồng lười?
Vợ chồng đối thoại thẳng thắn
Việc nói thẳng thắn với chồng về việc anh lười biếng có thể khiến anh giận dữ, nhưng đó là cần thiết. Nên liệt kê rõ những vấn đề anh ấy đang tái diễn, thể hiện sự lười biếng: Tất tháo ra không cho vào máy giặt mà vứt khắp nơi để vợ dọn dẹp; không hỗ trợ vợ việc bếp núc, chăm con… Nên cố gắng truyền đạt những thất vọng và mong đợi của bạn, đồng thời nói rõ ràng cho anh ấy biết bạn muốn anh ấy làm gì. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi, không nên tỏ ra quá gay gắt. Đừng nên thể hiện như bạn đang cằn nhằn hoặc mỉa mai…
Trong cuộc trò chuyện, bạn nên tập trung vào việc phân chia nhiệm vụ cho rõ ràng, cụ thể. Thậm chí, bạn nên ghi ra giấy, ghim vào tủ lạnh để anh ấy thấy và chủ động hoàn tất nhiệm vụ của mình. Bạn có thể ngồi lại với chồng vào cuối tuần để thảo luận về những việc cần làm. Đặc biệt là phân chia chúng theo danh sách trong tuần tới. Hoặc cũng nên phân chia nhiệm vụ với sự góp ý của chồng.
Hãy ca ngợi ông chồng lười của bạn
Cần cho chồng biết rằng có một số điều mà chỉ anh ấy mới có thể làm cho bạn. Hãy để chồng cảm thấy mình là cần thiết với vợ, với gia đình, ngay cả khi bạn không cần anh ấy.
Nếu anh ấy giúp bạn một chút thôi, hãy nói vài lời thật tích cực. Ví dụ: “Bố thật tuyệt phải không các con?”. Để giữ hình ảnh đẹp trong mắt con cái. Từ đó cũng có thể chồng bạn sẽ hào hứng làm việc nhà hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng mình nói ra những lời tự nhiên, chân thật. Tuyệt đối đừng cũng như không giả tạo, khi bạn khen anh ấy hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra, bạn có thể thể hiện sự đánh giá cao của mình bằng cách thưởng. Ví dụ tuyệt nhất chính là đãi một bữa ăn ngon, một buổi tối lãng mạn…
Hãy cố gắng hạ thấp tiêu chuẩn và kỳ vọng của bạn
Đừng đặt những kỳ vọng quá cao vào kết quả công việc mà bạn giao cho chồng. Trong những lần đầu, nó có thể không tốt như cách bạn muốn. Nhưng việc bạn chấp nhận kết quả đó với thái độ vui vẻ. Đây cũng là cách giúp chồng học hỏi cách làm việc nhà và hoàn thành nhiệm vụ. Một khi chồng nhận ra rằng đó là việc phải làm, anh ấy sẽ làm tốt hơn vào lần sau. Bạn chỉ cần có thật nhiều sự kiên nhẫn mà thôi.
Bạn cần cứng rắn và kiên định và không kêu ca
“Tôi sẽ bỏ về nhà mẹ đẻ”, “Tôi không chịu được kẻ lười như anh”… là những câu không nên nói. Cho dù chồng có thách thức mức độ kiên nhẫn của bạn như thế nào đi chăng nữa; cũng đừng dùng đến những lời đe dọa hoặc ra “tối hậu thư”. Nên cho chồng nhiều cơ hội và thời gian để làm công việc theo cách anh ấy có thể. Về phía mình, bạn chỉ cần kiên quyết và cho anh ấy biết rằng không có cách nào thoát khỏi nhiệm vụ được giao. Hãy chắc chắn bảo đảm rằng bản thân bạn sẽ không làm hộ việc của anh ấy.
Bạn cũng cần lưu ý, một khi đã giao việc cho chồng là đừng can thiệp vào cách làm của anh ấy. Hãy linh hoạt và chấp nhận cách làm của chồng. Việc bạn chỉ trỏ, phán xét… chỉ làm chồng tức giận mà thôi. Cuối cùng, cho dù chồng bạn hoàn thành công việc tệ hại hay lộn xộn đến đâu; cũng đừng lập tức xắn tay áo lên làm lại ngay lập tức. Cũng đừng làm việc đó trước sự chứng kiến của chồng. Cách này sẽ khiến chồng né mọi việc bạn giao, ở những lần sau.
Phân chia và cùng làm việc nhà
Nên thử làm việc cùng nhau, ví dụ như vừa dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, vừa trò chuyện… Điều này sẽ chuyển sự tập trung của anh ấy từ việc đang phải làm bao nhiêu công việc sang các những câu chuyện khác. Sự hợp tác cũng giúp tăng cường sự gần gũi về mặt tình cảm của vợ chồng. Từ đó có thể làm cho cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc và êm ấm.
Biến mất một vài ngày để trị chồng lười
Nếu chồng bạn lười không thể “chữa” được thì có một cách khá khả thi, đó là bạn nên bỏ nhà đi vài ngày. Có thể bạn đi du lịch, về nhà bố mẹ đẻ… Khi bạn vắng nhà, chồng buộc phải tự lập và xoay sở với trẻ. Do đó, các kỹ năng việc nhà của anh sẽ buộc phải tốt lên.
Nguồn: vnexpress.net