
Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ về thể chất và tinh thần. Đặc biệt bệnh thường xuyên xuất hiện ở người cao tuổi, phụ nữ tỉ lệ nhiều hơn nam giới và có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Chính vì vậy, việc tìm ra những phương pháp giảm tình trạng này đang là vấn đề cấp thiết. Hôm nay, th365.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này và chia sẻ một vài phương pháp phòng bệnh mất ngủ hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người; giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập.
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Có thể bao gồm ngủ không sâu giấc; khó đi vào giấc ngủ; thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ. Chính vì vậy cần phải đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy. Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mạn tính. Khi ở thể mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Còn ngược lại thể cấp tính chỉ kéo dài dưới 1 tháng.
Tại sao người cao tuổi thường xuyên mất ngủ
Người cao tuổi dễ bị mất ngủ với nhiều nguyên nhân như tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính. Thậm chí là thói quen sinh hoạt hằng ngày. Với người bị về tim mạch bị mất ngủ do khi nằm gây khó thở; khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp; loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ. Mất ngủ còn do nhiều nguyên nhân như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn, tinh thần không ổn định…
Một vài mẹo để có giấc ngủ tốt cho người cao tuổi
Để ngủ được ngon giấc, người cao tuổi nên tránh những kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, xem các phim hành động… trước khi đi ngủ.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp, mát-xa… rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ. Phòng ngủ phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Một lưu ý nữa là hãy lên giường chỉ khi thấy buồn ngủ.
Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Ví dụ duy trì thói quen tắm nước nóng, nghe một bản nhạc nhẹ rồi lên giường ngủ vào mỗi ngày. Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
Khi nào cần dùng thuốc?
Người bị khó ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ. Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại giấc ngủ bình thường
- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: những người này được dùng thuốc gây ngủ
Lưu ý: Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, và dễ gây té ngã đối với người cao tuổi. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc ngủ thuộc các nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox).
Nếu người cao tuổi mất ngủ thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì nên đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tự ý dùng thuốc ngủ tùy tiện và không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Nguồn: suckhoedoisong.vn