
Bạn có biết đến bài thuốc từ nhục thung dung không? Cây Nhục thung dung là cây thuốc có từ lâu đời trong Đông y Việt Nam. Nó có tác dụng chăm sóc sức khỏe rất tốt như: chữa suy nhược cơ thể nam giới, đau lưng, mỏi gối, tăng cường thể lực, bổ thận tráng dương, chữa liệt dương. Cây thuốc nhục thung dung là một loại cây thuốc tuyệt vời mà dân gian quen thuộc, nó có chức năng tăng cường sinh lực và chữa các chứng bệnh khó sinh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người những thông tin về nhục thung dung, cách sử dụng và những bài thuốc từ loại cây thuốc quý này.
Nhục thung dung là cây gì?
Nhục thung dung là loại cây ký sinh, sống dựa vào loài cây khác. Cây sẽ sinh sôi và nảy mầm vào mùa xuân, đâm xuyên qua mặt đất; mọc lên cao trông tựa như một cái chày. Phần đầu của cây có hình nhọn, phủ lớp vải màu vàng; dưới ánh nắng mặt trời phản chiếu nhìn rất lóng lánh và đẹp mắt.
Cây khi sinh trưởng và phát triển tối đa sẽ có chiều cao từ 15-30cm. Tuy nhiên, cũng có nhiều cây đột biến gen, cao tới vài mét.
Cây ra hoa vào khoảng tháng 5, tháng 6. Quả của loại cây này nhỏ li ti, có màu xám.
Nhục thung dung tìm thấy nhiều ở các vùng núi cao; nơi có khí hậu mát mẻ như khu vực Cam Túc, Thiểm Tây của Trung Quốc. Ngoài ra, loại cây này còn phân bố ở một số quốc giá khác như Nhật Bản, Mông Cổ, Hàn Quốc.
Để tìm được vị thuốc này ở Việt Nam là rất hiếm. Tuy nhiên, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang quy hoạch trồng giống cây này. Bạn có thể tìm thấy loài cây này tại các vùng trồng ở Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình,…
Bộ phận mang lại giá trị và được sử dụng để làm thuốc đó chính là phần rễ. Những củ nhục thung dung to, nhiều dầu, mềm , có vỏ mỏng bên ngoài, màu đen thường cho chất lượng rất tốt.
Bài thuốc nhất dạ ngũ giao
Thành phần: Nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.
Cách dùng: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm, ngày thứ 6, nấu 0,5 lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thầu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 20-30ml. Dùng liên tục 20-30 ngày.
Bài thuốc nhất dạ lục giao sinh ngũ tử
Thành phần: Thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.
Cách dùng: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần uống 15-20ml, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước thứ 2 với 1,5 lít rượu ngon – 1 tháng sau dùng tiếp.
Tác dụng của 2 bài thuốc trên
Theo các nghiên cứu khoa học cũng như công dụng của các vị thuốc trong bài thuốc Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử; là những vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ngon miệng, ngủ ngon, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương.
Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để “sinh hoạt” được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục là vấn đề nhỏ nằm trong đó; nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt tình dục khỏe. Các vị thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.
Dù là bài thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc; đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác; sau đó mới chọn phương thuốc và bào chế cho phù hợp.
Nguồn: 24h.com.vn