
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm, khó lường. Bệnh để lại di chứng cực kỳ nghiêm trọng đối với tính mạng. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt đối với người lớn tuổi, tỉ lệ này nằm ở con số cao. Theo thống kê, trung bình cứ 4 người cao t ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhất và cách phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng th365.net tìm hiểu đầy đủ qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.
Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:
- Cao huyết áp
- Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim; thiếu máu não
- Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim; đột quỵ não
- Rối loạn nhịp tim; Suy tim
Nguyên nhân người cao tuổi dễ bị tim mạch
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh van tim. Tình trạng xơ vữa; biến đổi cấu trúc mạch máu; làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại; là những nguyên nhân của đột quỵ.
Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ đàn hồi cần thiết, là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp, đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.
Triệu chứng nhận biết sớm nhất
- Khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh
- Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi
- Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè
- Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn
- Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập
- Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi
- Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn
Phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Chế độ sinh hoạt
- Bỏ thuốc lá: trong thuốc lá chất nicotin làm co mạch máu, giảm oxy trong máu và tổn thương mạch máu khiến bệnh tim mạch tiển triển nặng hơn. Thuốc lá còn giảm lượng mỡ tốt nhưng lại tăng mỡ xấu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tim mạch. Từ đó có những biện pháp chữa trị sớm và kịp thời
- Kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường: người cao tuổi cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80 (mm Hg) và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, đồng thời giảm lượng cholesterol để phòng bệnh tim mạch
- Tránh căng thẳng và giận dữ: tâm lý căng thẳng chính là yếu tố dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, do đó, người cao tuổi cần phải thả lỏng tinh thần, sống vui vẻ cùng bạn bè, con cháu
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Những nhóm bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh…. Trước khi bắt tay vào việc thực hiện một hình thức luyện tập mới, người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn bài tập đó phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng
- Xây dựng một chế độ ăn với những thực phẩm ít chất béo và cholesterol, bổ sung chất xơ, chất khoáng. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ,…
- Ưu tiên ăn nhiều cá và hạn chế mỡ
- Hạn chế sử dụng nhiều muối và đường
- Hạn chế sử dụng rượu, bia
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể
- Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dễ hấp thu, giúp tăng sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đồng thời giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch và tạo hệ xương chắc khỏe
Nguồn: ksbdanang.vn