
Những ngày chuyển mùa, thời tiết thay đổi là lúc trẻ rất dễ nhiễm các mầm bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần mẹ chú ý bổ sung những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho con thì dù thời tiết thay đổi thế nào, con chắc chắn sẽ luôn khỏe mạnh. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Đặc biệt, hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quyết định giúp trẻ chống lại hiệu quả các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường. Cách giúp trẻ ít ốm vặt hiệu quả nhất là mẹ cần bổ sung những nhóm thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ sau đây. Cùng th365 tìm hiểu nhé!
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa
Thực phẩm giàu đạm có tác dụng kích thích sản sinh nhiệt và giữ ấm cơ thể; vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng trong thời tiết lạnh.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thúy Hòa – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Ứng dụng, thời tiết thay đổi đột ngột khiến bé dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy… Nguyên nhân thường do chế độ ăn uống thiếu phù hợp, thực phẩm không đảm bảo an toàn, thức ăn ôi thiu, bị lên men hoặc nhiễm khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, khi trời trở lạnh, trẻ dễ đổ mồ hôi do mặc nhiều quần áo. Mồ hôi ngấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh và các bệnh đường hô hấp. Điều trị bằng kháng sinh dài ngày sẽ khiến các nhóm lợi khuẩn tiêu hóa bị tiêu diệt, gây loạn khuẩn đường ruột.
Những thực phẩm bổ sung cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa
Khi bụng trẻ thường xuyên trục trặc, khả năng tiêu hóa và hấp thu sẽ giảm đi. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục khiến trẻ biếng ăn, ảnh hưởng thể chất và trí tuệ do thiếu hụt dinh dưỡng. Dựa trên nghiên cứu và điều trị dinh dưỡng cho hàng nghìn trẻ em, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Ứng dụng lưu ý, mẹ cần lập chế độ ăn uống khoa học cho bé trong giai đoạn chuyển mùa hiện nay. Dưới đây là các tư vấn mẹ nên tham khảo.
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước) giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt nhất. Thực phẩm giàu đạm có tác dụng kích thích sản sinh nhiệt cao hơn các thức ăn khác, vì vậy có khả năng giữ ấm tốt trong thời tiết lạnh. Mẹ nên bổ sung đạm cho bé từ sữa, đậu nành, thịt, cá, tôm, cua, trứng và gan.
Các loại thực phẩm giàu vitamin A
Ngoài đạm, vitamin cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh khi trời trở lạnh. Bác sĩ Hòa cho biết, vitamin A có tác dụng ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại virus của tế bào giảm, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi. Một khi bị virus và vi khuẩn tấn công, trẻ rất dễ viêm nhiễm đường hô hấp.
Do đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như trứng, gan, sữa; rau lá sẫm màu (rau ngót, mùng tơi, muống, cải ngọt (bó xôi), bí đỏ, cà rốt…). Trái cây màu vàng hoặc da cam như xoài, đu đủ, chuối, cam, hồng chín… cũng chứa nhiều vitamin A và tiền vitamin A.
Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm; hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Lúc trẻ cảm hoặc sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm xuống mức thấp. Mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại đồ ăn thức uống có hàm lượng vitamin C cao cho bé như cam, chuối, xoài, quýt, bưởi, rau xanh…
Ngoài ra, mẹ nên chế biến thêm hành, tỏi và gừng vào các món ăn. Để tăng sức đề kháng khi trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Tỏi tây có chứa nhiều vitamin B và C; khoáng chất (sắt, canxi, phốt pho, magie, natri, kali…) bổ thần kinh, giúp tránh cảm. Hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, trị ho, an thần nhẹ, bồi bổ cơ thể. Củ gừng tươi có khả năng đánh bại nhiều loại cảm cúm.
Thực phẩm giúp bé dễ tiêu hóa
Khi bụng bé nhaỵ cảm, mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa (cháo, bột…) hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức phù hợp. Nếu tiêu chảy, chỉ cho bé ăn dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật. Đồng thời, cần cho bé ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo quản kỹ lưỡng, hạn chế lưu trữ đồ ăn nhiều ngày.
Trái cây chứa nhiều Vitamin B2
Những trái cây quen thuộc như nho, cam, táo, dâu, chuối… rất giàu Vitamin B2. Nếu con dưới 2 tuổi, các mẹ ngâm muối rửa sạch, gọt vỏ; cà nhuyễn rồi cho bé ăn trực tiếp hoặc trộn với sữa cho bé. Còn bé lớn hơn 2 tuổi, các mẹ có thể tạo dáng hình gấu; hoặc bông hoa để động viên bé ăn. Ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch; trái cây còn giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn; phòng tránh tình trạng táo bón.
Vitamin B2 cũng có trong các loại thức ăn khác như thịt heo; bò, phô mai, nấm, hạt hạnh nhân, rau bó xôi,… Các mẹ nên khéo léo kết hợp thành các món ngon để bé ăn uống trong vui vẻ; thức ăn mới dễ hấp thu vào cơ thể bé.
Sữa đậu phộng (Lạc)
Lạc chứa nhiều vitamin, sắt, lipid… có lợi cho cơ thể của trẻ. Mẹ có thể chế biến thành món sữa đậu phộng, hoặc kết hợp đậu phộng chung với đậu nành để có những món ăn vừa béo ngậy, vừa ngon lành cho trẻ nhé.
Các loại thảo dược tự nhiên
Ngoài những loại thực phẩm kể trên, mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ nhỏ một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tăng cường sức đề kháng như hoàng kỳ, diếp cá, hà thủ ô, cam thảo, tỏi… Đây đều là nhóm thảo dược có tác dụng kháng sinh tự nhiên mà lại hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Thời tiết thay đổi thất thường, mẹ tránh cho bé chơi ngoài trời nắng hay mưa. Việc tập thể dục đều đặn, giữ vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, chăm sóc răng miệng… cũng giúp bé phòng tránh nhiều tác nhân gây bệnh.
Nguồn: amthuc365.vn