
Hãy luôn giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp
Đàn ông gia trưởng thường rất hay nóng tính và tự cho mình là đúng trong hầu hết trường hợp. Nếu có sai, anh ta vẫn cố cãi để không nhận phần thua thiệt về mình. Vì vậy nếu bạn nổi cáu hoặc cãi lý với anh ta thì sẽ không đạt được hiệu quả gì bởi chồng sẽ chẳng lắng nghe bạn đâu. Vì vậy hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn cảm thấy quá bực hay ức chế thì có thể ra khỏi nhà một lúc để giải tỏa cảm giác khó chịu. Nên lựa chọn lúc cả hai vợ chồng đều bình tĩnh; thoải mái để nói về một vấn đề dễ gây tranh cãi. Không nên dựa vào trường hợp nào đó rồi kể lể ra mọi lỗi lầm của anh xã. Như vậy họ sẽ không nhớ nổi bạn đang muốn nói gì đâu.
Hãy tự lập
Tự lập ở đây bao gồm cả về tài chính và tình cảm. Rất nhiều người vợ cho dù muốn từ bỏ ông chồng gia trưởng và bạo lực nhưng không thể làm được vì không tự chủ về tài chính. Hoặc có những người vợ luôn coi chồng như khí thở của chính mình. Đừng bao giờ có tư tưởng rằng nếu anh xã kiếm nhiều tiền rồi thì bạn yên tâm ở nhà chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Khi sống phụ thuộc nghĩa là bạn đang đánh mất chính mình. Và làm tăng quyền lực của chồng lên. Nếu lấy một anh chồng gia trưởng và bảo thủ. Bạn càng phải cố gắng thoát khỏi cái bóng của anh ta bằng sự độc lập và tự chủ của chính mình.
Đừng im lặng trong những cuộc tranh luận
Nếu cảm thấy chán nản vì bạn đã góp ý mà anh ấy chẳng bao giờ chịu nghe lời. Hoặc bạn đã nói và anh ấy phản ứng dữ dội thì cũng đừng vội bỏ cuộc. Nếu bạn cho rằng “thôi thì im lặng cho mọi việc qua nhanh đi” thì đó là sai lầm rất lớn. Bởi sự im lặng đã ngầm đưa ra thông điệp bạn đồng ý với mọi điều kiện của anh ấy. Hãy đấu tranh với tính gia trưởng của chồng bằng sự mềm dẻo khéo léo và cả kiên quyết của bạn nữa.
Không giấu diếm với mọi người
Nhiều anh chồng gia trưởng nhưng lại có tính sĩ diện. Hơn nữa nếu bạn luôn có tư tưởng “xấu chàng hổ ai” thì cần xem xét lại. Đừng nghĩ mọi việc trong gia đình chỉ nên đóng cửa bảo nhau. Bởi tính gia trưởng có thể gây nên bạo lực nếu bạn cứ tiếp tục giấu diếm. Bạn nên chia sẻ với mọi người, bao gồm những người thân, họ hàng; bạn bè hay đồng nghiệp. Để họ biết tính cách của anh ấy và có thêm tác động tích cực. Hãy tự tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy chứ đừng bị động và chờ đợi sự thay đổi của anh ấy.
Chỉ ra những hậu quả
Thông thường một cá nhân nào đó sẽ có thể thay đổi khi nhận hậu quả. Với một anh chồng có tính cách gia trưởng khó chịu nếu không phải nhận bất cứ hậu quả nào. Thì rõ ràng anh ta sẽ tiếp tục các hành động sai lầm cũ. Vì vậy, bạn phải cho anh ta thấy hậu quả sẽ phải gánh chịu nếu cứ giữ mãi tính gia trưởng này. Chẳng hạn anh ta sẽ mất đi tình yêu nơi vợ, mất niềm tin từ các con. Thậm chí gia đình có thể sẽ ly tán…
Kiên trì
Đừng vội nản chí khi bạn đã rất nỗ lực mà anh ấy vẫn không thay đổi. Chuyện “cảm hóa” một anh chồng có tính gia trưởng rất cần thời gian. Điều quan trọng là không chấp nhận tính gia trưởng đó tồn tại. Thì bạn sẽ tìm được con đường đi cho cuộc hôn nhân của mình. Đừng nghĩ rằng khi “sống chung với lũ” nghĩa là bạn phải cam chịu vì nếu vậy bạn sẽ chấp nhận chết chìm trong lũ. Bạn phải học cách “vượt lũ” để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của bạn và con cái mình.
Cách này không được, nghĩ cách khác, biện pháp này không hiệu quả, tìm biện pháp khác. Tôi chắc chắn không có tính gia trưởng, độc đoán nào không thể cải tạo. Vấn đề ở chỗ, chị em phải kiên trì. Tìm cho mình biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất với bản tính đó của chồng. Kiên trì đấu tranh, kiên trì chiến đấu, nhất định có ngày chiến thắng vang dội.
Giúp chồng từ bỏ cá tính tiêu cực
Tiếp tay chồng phát huy tính xấu là một sai lầm mà chị nên tránh. Sợ và chiều theo chồng, chị sẽ biến anh ấy trở thành “cụ non khó tính.” Thiếu khéo léo trong ứng xử, chị sẽ bị lép vế dài dài và gây ra các ức chế tâm lý ở chị. Nhịn tiêu cực và lớn tiếng chống đối lại chồng là hai lối ứng xử thái cực nên tránh. Học cách thay đổi bản thân và theo đó thay đổi chồng để cả hai được hạnh phúc.
Chồng gia trưởng thích tạo ra hình ảnh vợ “ngoan hiền”, nói gì nghe đó. Chứng tỏ quyền lực bằng sự ra lệnh, quát tháo. Khéo léo cư xử để chồng không bị “quê độ” trước sĩ diện hão với vợ, nhất là trước mặt người thân và bạn bè.
Chị cần chia sẻ rằng lối sống khắt khe, “tham công tiếc việc lắm, chỉ lo kiếm tiền” của anh ấy đã góp phần giết chết hạnh phúc mỗi giờ. Khéo đặt chồng vào hoàn cảnh của chị để chồng sớm hiểu và thông cảm với những khổ đau mà chị đã chịu đựng. Điều quan trọng là giúp chồng nhận ra rằng lối sống của anh ấy là có vấn đề. Rất vô lý và không thể mang lại hạnh phúc cho chính anh ấy (vì quá mỏi mệt và căng thẳng), huống là mang lại hạnh phúc cho vợ con.
Nguồn: vnexpress.net