
Bạn có biết bài thuốc từ dứa nào không? Dứa hay còn gọi là trái thơm, là một trong những loại quả có nhiều mắt, nhiều nước, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong 100 gam dứa, phần ăn được cung cấp 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (vị cay). Các khoáng chất là 16 mg canxi, 11 mg phốt pho, 0,3 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,4 g protein, 0,2 g lipid, 13,7 g carbohydrate, 85,3 g nước, 0,4 g chất xơ. Dứa có chứa bromelain hoặc bromelain, có thể phân hủy protein. Vì vậy, dứa được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn như bò xào, vịt xào lăn giúp làm mềm thịt, tạo hương vị độc đáo. Trong dân gian, thịt già thường được ướp với dứa hoặc xào thịt, thịt mềm, dễ ăn.
Ăn dứa giúp thanh nhiệt, giải độc
Dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước ép lá dứa và quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Bài thuốc từ dứa chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Dứa 1 quả gọt sạch mắt, khoét một lỗ nhỏ để cho khoảng 0,3g đường phèn rồi đem ninh nhừ trong 3 tiếng. Sau đó bắc ra, ăn cả nước lẫn cái. Dùng liên tục mỗi ngày 1 quả trong vòng 7 ngày là xong một liệu trình thì dừng lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc: Dứa 1 quả đem nướng cháy, sau đó trộn với trứng gà, đánh nhuyễn và uống. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Bài thuốc chữa đau gan, viêm gan
Vỏ quả dứa 50g, cây chó đẻ răng cưa 20g, gan lợn 100g; tất cả đem thái nhỏ rồi sắc với 400ml còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.
Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước quả dứa ép, hoặc nấu canh, xào với các món.
Giảm cân với dứa
Có thể thực hiện giảm cân bằng nước ép dứa rất tốt. Tuy nhiên, mọi người cũng lưu ý không lạm dụng vì có thể gây hại cho rang. Uống nhiều vào lúc đói có thể đau dạ dày.
Tốt cho hệ tiêu hóa của con người
Dứa giàu chất xơ, giúp phân hủy protein tốt hơn; tiêu hóa tốt hơn và cơ thể phục hồi sức lực nhanh hơn.
Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, không nên ăn nhiều dứa vì trong dứa có chứa enzyme và terpenoid; hai thành phần này sẽ phân hủy protein, kích thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi bị rát và tê.
Để giảm cảm giác khó chịu này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.
Tuy nhiên, nồng độ nước muối để ngâm dứa không nên quá cao; nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong dứa. Ngoài ra, những người mắc bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông máu thì không nên ăn dứa.
Những lưu ý khi ăn dứa
Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát; có bọt vàng thì không lạm dụng.
Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Khi say dứa (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu quả dứa bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt; ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân; đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ.
Nguồn: 24h.com.vn